- Cấu trúc
- Hô hấp trên: mũi, xoang cánh mũi, cổ họng và thanh quản.
- Hô hấp dưới: khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phế nang.
- Chức năng đường hô hấp trên
- Chức năng: chủ yếu là lấy không khí bên ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi.
- Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm đường hô hấp trên (VĐHHT)
- Tiếp xúc trực tiếp với người bị VĐHHT
- Do các loại vi khuẩn, vi nấm, vi rút gây ra kèm theo đó là sức đề kháng yếu
- Yếu tố thuận lợi dẫn đến bệnh VĐHHT
- Thường xảy ra do thay đổi thời tiết đột ngột từ nóng sang lạnh, do nằm trong phòng điều hòa có nhiệt độ quá thấp so với môi trường ngoài, do uống nước đá lạnh…
- Do sử dụng các chất kích thích như rượu , bia, thuốc lá
- Tinh thần suy nhược, stress có ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận trong cơ thể như não, tim, phổi v.v… vì khi cơ thể bị stress sẽ kích thích tuyến thượng thận giải phóng các hormone adrenaline. Khi lượng hormone này tăng cao sẽ xuất hiện những hiện tượng khó thở, thở gấp, thở nông
- Thường xuyên tiếp xúc với những chất gây dị ứng như sơn dầu, lông vũ, càri, các chất hóa học độc hại hoặc hít phải khói bụi…
- Những người lười vận động, vô hình đã làm giảm sức đề kháng của cơ thể trước sự thay đổi nóng lạnh đột ngột của thời tiết, nhất là trong giai đoạn giao mùa.
- Biểu hiện bệnh viêm đường hô hấp trên (VĐHHT)
- Sốt hoặc sốt cao (thường là 39oC)
- Triệu chứng mũi: hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi
- Triệu chứng xoang: nhức đầu, nhức trán, chảy nước mũi mủ, đau răng
- Triệu chứng hầu họng: đau họng, rát họng, ngứa họng, ho khan
* Diễn biến của bệnh nhanh và sốt tái diễn nhiều lần trong ngày. Viêm đường hô hấp trên đa phần là những bệnh tự khỏi, chỉ sau 5-6 ngày là bệnh đã bắt đầu lui dần tiến tới khỏi sau 2 tuần.
* Tuy nhiên bệnh sẽ tiến triển nặng và đe dọa sức khỏe đối với những đối tượng như trẻ em, người già, người bị suy giảm sức đề kháng sẽ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời.
- Cách dự phòng bệnh VĐHHT
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị VĐHHT, hoặc đeo khẩu trang để cách ly mầm bệnh đồng thời cũng như tránh khỏi tác nhân gây dị ứng như khói, bụi, chất hóa học…
- Giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh mũi, hầu họng đúng cách
- Giữ ấm cơ thể (đặc biệt ở chân, tay, bụng, lưng),tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột như ra vào phòng lạnh, uống nước đá quá nhiều…
- Tăng cường sức đề kháng : ăn uống đều độ, cung cấp đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C, tập luyện thể thao…